Hướng dẫn Đưa website / Blogger / Wordpress lên công cụ tìm kiếm Google & Bing & Cốc cốc
1. Đưa website / Blogger / Wordpress lên công cụ tìm kiếm Google
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://search.google.com/search-console/about (Đây cũng là nơi để bạn quản trị website trên Google).
Bước 2: Nhấn nút Bắt đầu ngay bây giờ và đăng nhập tài khoản gmail của bạn.
Bước 3: Sau khi đăng nhập bạn sẽ nhận được một thông báo chọn loại sản phẩm Miền hoặc Tiền tố URL.
Tên miền: Đây là quyền quản lý toàn quyền tên miền, giao thức website và subdomain. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải xác minh bằng DNS nếu muốn sử dụng quyền này.
Tiền tố URL: Chỉ có quyền quản lý tiền tố URL bạn điền vào.
***Lưu ý: Thông thường, mỗi website sẽ có 1 tiền tố, mỗi subdomain sẽ có một chủ đề khác nhau, bởi vậy bạn không nên quản lý chung. Bạn nên lựa chọn tiền tố URL cho mục này.
Bước 4: Chờ Google tiếp nhận và tiến hành công việc xác minh website.
Xác minh theo Miền nhé :
Khi đã nhập được tên miền đầy đủ lúc này chúng ta nhấn vào Tiếp tục để bảng thông báo hiển lên. Đây là bảng thông báo cấu hình xác thức tên miền.
Ở bước tiếp theo chúng ta sẽ sao chép bản ghi TXT
Tiếp theo, tiến hình truy cập phần quản lý tên miền của bạn > Tên miền > Chọn tên miền > Quản lý DNS > Thêm bản ghi tên miền. Nhập các giá trị trong bản ghi như sau
Host: nhập “@”
Loại: chọn “TXT”
Giá trị: Paste đoạn sao chép ở bước trên.
Chọn Thêm bản ghi để hoàn tất.
Sau khi thực hiện xong lúc này chỉ cần quay trở về search.google.com để nhấn vào Xác minh để quá trình được hoàn thành tiến hành xác minh quyền sở hữu tên miền với Google Search Console
Xác minh quyền sở hữu tên miền với Google Search Console khi được thực hiện là cách để bảo vệ website của bạn hiệu quả hơn. Thực hiện xác minh với cách thức đơn giản, quy trình thực hiện dễ dàng giúp chúng ta sớm bảo vệ được tài sản của chính mình, ứng dụng cho công việc hiệu quả
2. Đưa website / Blogger / Wordpress lên công cụ tìm kiếm Bing
Đăng ký tài khoản webmaster của Bing
Bước 1: Đăng ký tài khoản Microsoft.
Bước 3: Tiến hành submit url của bạn như cách trên.
3. Đưa website / Blogger / Wordpress lên công cụ tìm kiếm CốcCốc
Bước 2: Nhập URL trang web của bạn, nhập mã Capcha và nhấn Gửi yêu cầu.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về các cách khai báo website lên Google, Bing và Cốc Cốc. Công việc khai báo khá đơn giản, bạn có thể tự thực hiện khi xây dựng nội dung website xong
Kiểm tra website có xuất hiện trên Google không?
Sau khi khai báo website với Google xong, bạn muốn kiểm tra xem liệu website của mình đã hiển thị trên Google chưa, bạn có thể gõ tìm kiếm trên trình duyệt với lệnh “site:url”. Trong trường hợp website không xuất hiện trên Google, có thể bạn đã gặp một số nguyên nhân sau đây:
Website vừa khởi chạy Google chưa có đủ thời gian thu thập dữ liệu trang.
Các trang của web chưa có sự liên kết.
Thiết kế website chưa tối ưu tốt từ phần code.
Giới thiệu về Search Console
Google Search Console là một dịch vụ miễn phí mà Google cung cấp để giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến sự hiện diện của trang web của mình trong kết quả tìm kiếm trên Google. Bạn không cần phải đăng ký Search Console để trang web của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google, nhưng Search Console giúp bạn hiểu và cải thiện cách Google xem trang của bạn.
Search Console cung cấp công cụ và báo cáo cho các hành động sau:
Xác nhận rằng Google có thể tìm và thu thập dữ liệu trang web của bạn.
Khắc phục vấn đề lập chỉ mục và yêu cầu lập chỉ mục lại nội dung mới hoặc nội dung cập nhật.
Xem dữ liệu về lưu lượng truy cập từ Google Tìm kiếm đến trang web của bạn: tần suất trang web của bạn xuất hiện trong Google Tìm kiếm, cụm từ tìm kiếm nào làm trang web của bạn hiển thị, tần suất người tìm kiếm nhấp vào trang đối với các cụm từ đó, v.v.
Nhận thông báo khi Google gặp phải vấn đề lập chỉ mục, nội dung spam hoặc các vấn đề khác trên trang web của bạn.
Cho bạn thấy những trang web liên kết đến trang web của mình.
Những ai nên sử dụng Search Console?
Chủ sở hữu doanh nghiệp: Ngay cả khi bạn không tự mình sử dụng Search Console, bạn cũng nên tìm hiểu về Search Console, làm quen với các khái niệm cơ bản về việc tối ưu hoá trang web cho công cụ tìm kiếm và biết những tính năng nào có thể sử dụng trong Google Tìm kiếm.
Chuyên gia SEO hoặc nhà tiếp thị: Nếu bạn tập trung vào tiếp thị trực tuyến, Search Console sẽ giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập trang web của bạn, tối ưu hóa thứ hạng của trang web và đưa ra quyết định sáng suốt về giao diện kết quả tìm kiếm của trang. Bạn có thể sử dụng thông tin trong Search Console trong việc đưa ra quyết định kỹ thuật cho trang web và thực hiện phân tích tiếp thị tinh vi kết hợp với các công cụ khác của Google như Analytics, Google Xu hướng và AdWords.
Quản trị viên trang web: Là một quản trị viên trang web, bạn quan tâm đến việc vận hành đúng cách trang web của bạn. Search Console cho phép bạn dễ dàng theo dõi và trong một số trường hợp giải quyết các lỗi máy chủ, vấn đề tải trang web và vấn đề an ninh như tấn công và phần mềm độc hại. Bạn cũng có thể sử dụng Search Console để đảm bảo bất kỳ thao tác bảo trì hay điều chỉnh nào bạn thực hiện với trang web cũng không gây cản trở đến hiệu suất tìm kiếm.
Nhà phát triển web: Nếu bạn đang tạo thẻ đánh dấu và/hoặc mã thực tế cho trang web của mình, Search Console sẽ giúp bạn theo dõi và giải quyết các vấn đề thường gặp với thẻ đánh dấu, chẳng hạn như lỗi trong dữ liệu có cấu trúc.