Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

Bac 3 minh day luyen tinh giac phan 1

 

Tĩnh giác là giai đoạn đầu tiên nhất thiết phải đạt thành, thuộc 4 Chánh Cần: Định Kinh Hành Tĩnh Giác, Định Niệm Hơi Thở, Định Thư Giãn và Định Vô Lậu.

TĨNH GIÁCTỈNH THỨC nhấn mạnh đến hai giai đoạn tu tập:

- Tĩnh giác là giai đoạn từ tâm loạn động được chế ngự để được yên tịnh theo dõi và biết rất rõ ràng từng chi tiết nhỏ, biết rất kỹ lưỡng, biết không mờ mịt một chút xíu nào về đối tượng đang tu tập. Đây là mục đích chánh của giai đoạn Tứ Chánh Cần, là đối tượng của tập sách này.

- Tỉnh thức là trạng thái tâm tĩnh giác mà bất động không có pháp nào khác ngoài tâm bất động này, được phòng hộ để chủ động sự sống chết, chấm dứt luân hồi. Chỉ khi đã tĩnh giác mới TỈNH THỨC, lúc đó tâm hoàn toàn tỉnh táo trong trạng thái thanh thản an lạc vô sự, mới đủ khả năng để tu tập đúng pháp môn 4 Niệm Xứ.

PHẦN THỨ NHẤT : CHUNG VỀ PHÁP HÀNH CƠ BẢN

Mục đích chánh của giai đoạn đầu này là con cần tập thành thục thân hành nội tức ngồi tập chú ý vào hơi hít thở và thân hành ngoại tức khi đi thì chỉ lưu ý bước đi.

Lúc đầu thì có thể như vầy, khi ngồi tập luyện Định Niệm Hơi Thở con lưu ý khi nào sắp buồn ngủ tới thì trước lúc đó phải đứng dậy đi. Đi nhưng chỉ lưu ý hơi thở, chú ý vào hơi thở, đừng phân tâm xuống bước đi, nghĩa là sử dụng thân động để tâm không buồn ngủ, nhưng tâm bám chặt vào hơi thở, vì trong thời này con đang tập luyện Định Niệm Hơi Thở, chỉ biết hơi thở thôi. Còn trong pháp môn thân hành ngoại, con đi; đi một lúc thì thấy chân mỏi. Con ngồi xuống một chỗ mà vẫn tập luyện thân hành ngoại bằng cách tay đưa ra đưa vào như vầy, tâm theo dõi tay, không theo dõi gì khác. Đi thì lưu ý bước đi, ngồi thì lưu ý chuyển động vào ra của cánh tay đưa vào đưa ra. Đó là tập luyện thân hành ngoại trong khi đi và trong khi ngồi.

HIỂU BIẾT TRONG KHI TẬP

1.- Thiện Xảo Vừa Sức

Khi mình tập luyện xong, xả ra mà thấy thoải mái dễ chịu, không thấy gì là tập luyện đúng cách, tốt. Nếu xả ra mà thấy lười biếng, không muốn tập luyện thì đó là tập luyện ít, dưới sức. Còn xả ra mà thấy ham tập luyện, cơ thể còn sung mãn, thích tập luyện thêm nữa thì đó là tập luyện đúng pháp, vừa sức. Nhưng phải thiện xảo nghĩa là phải nghỉ. Chỉ tập luyện tới đó thôi để còn thích, lát sau vô sẽ tập nữa.

2.- Đúng Với Trạng Thái Thân Tâm

Tập luyện mà không thấy chán thì được, còn nếu sắp tới giờ tập mà ngán, thấy chán nản thì đó là tập luyện sai.

3.- Kiểm Điểm Kết Quả

4.- Lắng Tâm Thanh Tịnh

5.- Xác Định Đặc Tư?ng

Tùy theo đặc tướng của từng người mà ngồi nhiều hay đi nhiều, điều quan trọng là ở chỗ tập luyện các pháp đúng hay không.

6.- Tập Luyện Đúng Đặc Tướng

Bị buồn ngủ, ngủ gật, ngủ mê, mà chọn pháp tập luyện ngồi rồi ngồi nhiều. Như vậy là tập luyện trật đặc tướng, là sai. Trái lại, đi kinh hành nhiều thì hợp. Nếu ít buồn ngủ mà cứ đi kinh hành hoài, như vậy làm mất sự an tịnh của tâm, vậy phải tập luyện pháp ngồi và do ngồi nhiều, năng lượng hợp đặc tướng nên nó được sung mãn, được kết quả.

7.- Pháp Chế Ngự, Pháp An Trú

Thực hiện tập luyện cho thuần thục hai phần nhiếp phục tâm và an trú tâm. An trú thì phải có an trú thật sự. Ngay cả muỗi châm đốt mà mình cũng không hay nếu đang trong lúc an trú.

8.- Vọng Niệm

Nhiếp tâm là khi tâm hoàn toàn không có một niệm nào khởi. An trú tâm chỉ có khi không được có niệm vọng tưởng. Còn vọng tưởng thì chưa thể có an trú tâm được.

9.- Tâm Còn Tham, Sân, Si

10.- Hơi Thở Có Chướng Ngại

VẤN ĐỀ TÁC Ý

1.- Tác Y

Chỉ khi nào tâm được an trú thì năng lực của câu tác ý hiện khởi rất nhanh.

Tu tập Định Niệm Hơi Thở khi tác ý li tham, hay li sân, hay li si, mỗi cái LI thì hít vô và khi thở ra thì cảm nghĩ như có tâm tham, hay tâm sân, hay tâm si theo hơi thở mà đi ra. Có cảm tưởng như thế. Tập luyện như vậy thì mới có kết quả thực tế, chứ còn tác ý mà không có cảm tưởng gì hết thì không ích lợi gì đâu. Đây là tập luyện phải dùng tưởng một ít. Vậy mà ta hết tham, sân, si.

Phải luôn luôn tập tác ý. Tập riết thì sẽ trở thành thói quen. Phải tập cho trở thành thói quen tác ý. Sau đó mỗi bước đi thì chân bước đi nhưng cảm giác tham sân si li ra. Tác ý như vậy mà THẤY nó lìa ra chứ không phải chỉ lưu ý bước đi thôi, PHẢI CẢM NHẬN như có cái tham trong lòng mình ra theo bước chân.

Kinh Hành Tĩnh Giác khi nhiếp tâm xong thì tác ý mỗi bước ₡An?, Tnh?. Sau khi trang thai an tnh hiện ra rồi thì tác ý ₡An – Trú?. An là trạng thái của thân, còn trú là trạng thái của tâm trú vào sự an ổn đó, không còn bung ra, không còn phóng dật. Đây là tâm định trên thân, là tâm trú trên thân yên ổn của nó. Nếu thân không yên ổn, không an thì tâm chỉ trú một lúc lại bung ra. Nếu khi ngồi lại hay trong khi đi mà không nghe trong đầu tác ý, chỉ khi có tác ý, có ra lệnh mới nghe thì vẫn dùng câu tác ý đó. Còn nếu vừa mới bước đi mà nghe nó khởi nói tự động an-tịnh – an-tịnh thì phải dừng lại, không tác ý nữa

2.- Phương Pháp Như Lý Tác Ý

Phải phân biệt rõ ràng giữa pháp dẫn tâm và pháp hướng tâm.

Pháp dẫn tâm thứ nhất là tự kỉ ám thị: tác ý một câu mà hoàn toàn như là không có đối tượng nào hết. Thí dụ tâm trong lúc không có tham, sân, si, đang sáng suốt, không ham muốn gì hết mà tác ý “Tâm như cục đất; li tham, li sân, li si hết đi!” thì đó là dẫn tâm, dẫn tâm vào chỗ không tham sân si. Nên nhớ kỹ là trong điều kiện bình thường, khi luôn nhớ và tác ý, như vậy là tự kỉ ám thị để đưa tâm vào chỗ không tham sân si.

Pháp dẫn tâm thứ hai là nó đang ở chỗ tham sân si mà nhớ và nhắc để nó hết bị tham, sân, si chi phối. Khi nhắc như vậy thì tâm có ý thức để giải trừ khỏi trạng thái tham, sân, si đang có.

Pháp dẫn tâm thứ ba: Khi tác ý theo từng hành động của thân thì đó không phải là pháp dẫn tâm nữa mà là truyền lệnh. Thí dụ ra lệnh bảo ₡Cánh tay mặt đưa lên!? thì canh tay đưa len. Đó cũng là Tác Ý nhưng khi lệnh được đưa ra thì hành động thân phải làm theo. Có lệnh truyền ₡Hít? Th? thì phai hít, phải thở. Đây chính là pháp Như Lý Tác Ý.

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn đủ 7 Giác Chi xuất hiện thì đây gọi là giai đoạn Hướng Tâm

Như lý Tác Ý là tập luyện trên pháp THÂN HÀNH. Nó tác ý trên hành động của thân, luyện cái thân, còn ám thị là tập luyện trên pháp TÂM HÀNH, nó tác ý về cái tâm, luyện cái tâm.

HẠNH ĐỘC CƯ

1- Sống Độc Cư

Chỉ độc cư mới là phương pháp đúng để phòng hộ sáu căn, mới là thiện xảo sống trong định.

2.- Hạnh Độc Cư Là Phương Pháp Chế Ngự

Hạnh độc cư có ba giai đoạn tập luyện.

Niệm đến thì để nó đến, niệm lui thì để nó lui; chỉ cần tập luyện đúng pháp để nhiếp phục tâm thôi.

3.- Muốn Sống Độc Cư Thì Phải Suy Xét Hoàn Cảnh

Giữ độc cư là sống theo pháp tu hành để tâm không còn phóng dật.

4.- Sống Độc Cư Để Giữ Gìn Năng Lượng

Chỉ khi nào an trú được, năng lượng tăng lên thì buồn ngủ, ngủ gật sẽ giảm.

5.- Hạnh Sống Và Pháp Môn Tập Luyện

Khi hạnh sống đúng, tập luyện pháp đúng thì sự an trú ngày càng được kéo dài, tăng dần lên cho đến khi đúng mức thì 7 Giác Chi xuất hiện.

Bắt buộc phải tạp cho được ở giai đoạn độc cư thứ nhất đó là nhiếp phục tâm và an trú tâm trong hơi thở và trong kinh hành.

NHIẾP TÂM – AN TRÚ TÂM

1.- Điều Kiện Nhiếp Tâm – An Trú Tâm

Giai đoạn này tập luyện để đạt cho được sự tĩnh giác trong chánh niệm, nghĩa là nhiếp tâm trong hơi thở, trên bước đi kinh hành và trong Thân Hành Niệm. Nhiếp cho được, đừng để bị thất niệm, tức là đừng quên. Quên không theo dõi hơi thở hay bước đi hay thân hành một tí xíu thôi thì cũng là bị thất niệm rồi. Phải tập luyện trải qua hai giai đoạn: một là nhiếp phục tâm, hai là an trú tâm.

Bây giờ cần nhớ kỹ việc tập luyện chính là nhiếp phục tâm trong hơi thở hay trong bước đi kinh hành và an trú cho được thân và tâm vào trong hơi thở và trong bước đi, chỉ cần 5 phút. Chỉ bấy nhiêu thôi. Nhiếp phục được tâm trong 5 phút hay 3 phút tức là chế ngự được tâm trong thời gian chỉ 5 hay 3 phút để được an trú mới hội đủ điều kiện tập luyện cái khác. Không phải nhiếp phục được tâm kéo dài trong 1 giờ, hay 2, 3 giờ là để cho hết vọng tưởng. Không phải vậy. Chỉ vào tới Lậu Tận Minh mới hết vọng tưởng.

Cho nên cần tập luyện từng hơi thở cho có chất lượng. Làm sao trong 5 phút phải nhiếp phục và an trú tâm cho được. Nếu sau 5 phút mà chưa nhiếp phục và chưa an trú tâm được thì cũng tạm ngưng vài phút, rồi lập lại tập 5 phút khác. Đừng tập luyện liên tục li?n 30 phút. Có hại, không có lợi. Khi đã nhiếp phục và an trú tâm được trong từng hơi thở thì nối kết dần từ hơi thở này đến hơi thở tiếp sau liên tục từ một phút tới lâu nhất là 30 phút thôi, không vượt qua thời gian này. Thật ra nếu tâm an trú được trong suốt khoảng thời gian 5 phút không gián đoạn là đủ dài lâu, chứ không cần gì kéo dài an trú đến 30 phút đâu.

Cũng không phải bó buộc tập luyện cho đủ 30 phút theo ấn định của mỗi pháp môn, mà tùy theo sức khoẻ. Thí dụ trọn thời tập luyện là 30 phút, chia ra làm 4 lần tập luyện 5 phút và 4 lần nghỉ xả. Như vậy, trong một thời tập luyện 30 phút chia ra nhiều đoạn 5 phút, cách khoản nhau bằng vài ba phút nghỉ xả. Nhưng khi tập được 2 lần hay 3 lần 5 phút mà thấy mệt thì nên nghỉ xả, không bắt buộc tập đủ 4 lần 5 phút. Cho dù tập chỉ 5 phút thứ nhất của 4 lần 5 phút mà đạt được chất lượng nhiếp phục và an trú tâm hoàn toàn thì đủ rồi; dù thời gian còn lại của pháp môn là 25 phút nữa cũng nghỉ xả; không buộc, không cần thiết tập luyện thêm nhiều hơn, nếu cảm thấy mệt.

2.- Mục Đích Nhiếp Tâm Và An Trú Tâm

Nhiếp tâm và an trú tâm được thì mới đẩy lui được chướng ngại pháp trên 4 chỗ thân, thọ, tâm, pháp, tức là đủ năng lực để chuyển qua tập luyện 4 Niệm Xứ.

3.- Cách Tập Nhiếp Phục, An Trú Tâm

Khi đi biết bước chân đang đi là TRÚ chứ chưa an. Phải AN TRÚ mới đúng nghĩa. Đầu tiên phải trú cho được, sau mới tới an. Trú tức là cái tâm ở trong niệm kinh hành hoặc hơi thở, tức là nhiếp tâm vào bước đi hay hơi thở.

Ngồi yên lặng cho thân yên ổn rồi quan sát tâm thấy cũng yên tịnh, một lúc độ 3 – 5 phút, giữ cho thân tâm đều an, không có gì hết, sau đó tác ý để cho tâm nhiếp vào trong hơi thở thì nó sẽ an trú vô trong hơi thở. Tức ngồi giữ thân bất động, giữ tâm không niệm khởi, rồi tác ý an trú.

Ngay cả khi đang đi mà vọng tưởng tới dồn dập thì nên đứng lại, giữ yên lặng một lúc cho tâm ổn định rồi tập trung tâm ý tập luyện lại. Tập luyện đi 20 bước xong đứng lại chuẩn bị cho 20 bước kế tiếp. Làm vậy là tập luyện kỹ, rất kết quả, hơn là đi liên tục suốt 30 phút hay liên tục từng 20 bước.

Khi đi Kinh Hành Tĩnh Giác, nếu có tạp niệm xen vào nhiều, con đã sử dụng câu tác ý “An tịnh tâm hành tôi biết tôi đang đi” thì đúng rồi.

4.- Tinh Tấn Tập Luyện

5.- Phải Tĩnh Giác Trong Khi Tập

Khi có TĨNH GIÁC mà được phòng hộ thì đó là TỈNH THỨC

Trạng thái tĩnh giác sẽ phát sinh khi tập luyện với cái biết thật rõ, thật tỉnh táo, đầy đủ ý thức

6.- Suy Tìm Đạo Lý

7.- Luyện Thân Tâm An Tịnh

Trước khi an trú được bệnh đau thì phải an trú thân cho được. Vậy cần tập luyện từng hơi thở. Mỗi khi con tác ý “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Tác ý như vậy để làm gì? – Để khi hít vô lắng nghe thân có an tịnh hay không, chứ không phải cái an tịnh ở đâu bên ngoài đến với thân. Không phải nó đến mà tự lắng nghe thấy rõ ràng thân có an thật sự, không động đậy, không nhúc nhích chỗ nào hết.

8.- Thất Niệm.

Tập luyện Định Niệm Hơi Thở chỉ 5 hơi, tác ý xả, rồi tập luyện 5 hơi khác. Kinh Hành Tĩnh Giác cũng vậy, đi 10 bước, hay 20 bước, đứng lại tác ý xả. Có ác pháp thì tác ý đẩy lui. Cứ tác ý dù chúng có lui hay không. Bây giờ thì chưa có sức gì, nhưng chắc chắn ngày nào đó tác ý sẽ có sức đẩy lui ác pháp, miễn là liên tục tập luyện bền chí tác ý không gián đoạn.

9.- Th?i Gi? Luy?n T?p

Tuỳ pháp nào tập luyện mà được an lạc an trú thì pháp đó tăng dần lên. Chỉ nâng giờ tập luyện pháp môn nào lên khi trong suốt thời gian tập luyện của pháp môn đó hoàn toàn được nhiếp tâm và an trú tâm, không một phút giây nào bị thất niệm.

10.- Phá Buồn Ngủ, Ngủ Gục

11.- Giữ Nghiêm Giới, Giữ Tâm Bất Động

12.- Thánh Giới Uẩn

Mục đích trầm lặng độc cư là để tâm không phóng dật. Đó là bí quyết thành công của thiền định.

13.- Cách Ôm Pháp

Khi tập luyện thì phải ôm pháp; khi không tập luyện, ở trạng thái bình thường thì phải bình thường.

14.- Ba Lần Tuôn Trào Tâm

SƠ LƯỢC VỀ BẢY GIÁC CHI

TUỆ BA MINH

DUYÊN ĐỘ CHÚNG SANH

SƠ LƯỢC ĐƯỜNG LỐI TU HỌC PHẬT GIÁO

PHẦN THỨ HAI

CÁC PHÁP HÀNH

A.- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Khi tác ý xong câu này ta truyền lệnh: ₡Hít?, truyen lenh xong mới hít vo, tĩnh giac theo dõi rất kỹ hơi thở vô. Sau khi hơi thở vô hết ta truyền lệnh ₡Thở?, khi truyen lenh xong mới thở ra va phai sáng suốt tĩnh giác theo hơi thở ra. Cứ như vậy mà tu tập 1 phút.

Nếu tu tập 1 phút mà sức tĩnh giác rất tốt, có nghĩa là trong một phút không bao giờ quên hơi thở, cũng không có một niệm vọng tưởng nào xen vào. Phải thật thuần thục ở mức 1 phút rồi tăng dần lên từng phút một cho đến khi đạt được 10 phút.

Đề Mục Thứ Nhất:Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó là đề mục để tu tập nhiếp tâm trong hơi thở. Đề mục này tập trung tâm tại nhân trung giữa hai lỗ mũi, biết hơi thở ra vô tại chỗ đó, chứ không được theo hơi thở vô lồng ngực và ngược lại, hơi thở từ lồng ngực chạy ra. Hay đưa hơi thở chạy xuống bụng hay bất kỳ chỗ nào khác trong cơ thể. Nếu nhiếp tâm được 30 phút mà không quên hơi thở tức là không có tạp niệm xen vào thì đã tu tập viên mãn đề mục thứ nhất.

Luyện đề mục trước có kết qua rồi mới nên chuyển qua đề mục kế tiếp.

Đề Mục 1: Tĩnh Giác Đếm Không Lộn

1.- Giải Thích Căn Bản

Khi tập đề mục 1 của Định Niệm Hơi Thở, chỉ nhắm vào đếm không lộn. Nếu có niệm hiện khởi trong trí, trong tâm thì kệ nó, đừng lưu ý. Tâm chỉ bám vào hơi thở, biết hơi thở, đếm đủ số 5 hơi, nín thở tác ý. Không quan trọng về niệm mà quan trọng về pháp dẫn, tức pháp tác ý. Mục đích của pháp dẫn hơi thở là đếm đừng lộn, tức là tĩnh giác, chứ không phải ức chế cho tâm hết vọng tưởng.

Khi tu tập để nhiếp tâm và an trú tâm vào hơi thở (đề mục thứ nhất) thì chỉ nên tu tập hơi thở bình thường, không nên dùng cơ vận dụng hơi thở dài hoặc hơi thở ngắn.

Không cần lưu ý có hay không có vọng tưởng, mà chỉ một bề theo dõi hơi thở và đếm số hơi thở, đủ 5 hơi lập lại câu tác ý của đề mục. Đó là dùng hơi thở, dùng tĩnh giác trong hơi thở để chế ngự tâm.

Tĩnh giác ở chỗ nhớ đếm, và tĩnh giác biết hơi thở vô ra. Hãy để tâm tự nhiên, chỉ giữ đúng 5 hơi thở thì lập lại câu tác ý.

Đừng quên nhắc câu tác ý. Quên lập lại câu tác ý thì ý thức bị chìm vào trong tưởng thức, do kẽ hỡ đó Ma Tưởng xen vào. Cũng không nên đếm kéo dài lên tới 10 hay 20 hơi thở, vì chắc chắn sẽ bị tưởng chi phối. Chỉ chăm chú 5 hơi thở thôi, phải tác ý để hoàn toàn tĩnh giác. Lúc này có hay không có niệm không quan trọng bởi tới đề mục thứ 7 là phương pháp dẫn tâm vào yên tịnh, không niệm khởi.

2.- Thực Hành Tập Luyện Đề Mục 1

Hãy để tâm nhẹ nhàng biết hơi thở vô ra và tập gom tâm.

Hai tay úp trên đầu gối; hoặc buông thõng trước hai ống chân; hoặc đặt trên hai gót chân, bàn tay để ngửa chồng lên nhau tựa sát bụng. (Khi đã an trú tâm vào hơi thở thì hai tay để ngữa chồng lên nhau sát bụng là tư thế tốt nhất). Nói chung tay để đâu cũng được miễn thấy thoải mái. Không nhúc nhíc động đậy, nhưng không được gồng cứng cơ bắp. Ngồi như thế và giữ yên tịnh toàn thân thoải mái từ 2 tới 5 phút.

Bắt đầu từ từ hít vào một hơi thở chậm, nhẹ và dài, đầy ngực (hơi nâng người lên, không phình bụng). Khi hít vào hết sức thì thở ra cũng chậm nhẹ và dài. Hơi thở nầy nhằm mục đích gom tâm về một điểm và làm cho đầu, thân và lưng thẳng đứng mà không ưởn tới trước hay khòm xuống theo thói quen. Giữ tư thế này của thân trong suốt buổi ngồi thiền. Sau đó thì trở lại hơi thở bình thường.

Mắt nhìn phớt chót mũi nhưng tập trung hoàn toàn sự chú ý vào một điểm ở nhân trung, gần chân mũi, tâm nhẹ nhàng biết hơi thở vô ra ngang qua điểm này. Nên lưu ý: Trong khi chưa quen với sự tập trung trong hơi thở – nói chung đối với mọi người mới tập – lúc đầu phải tập trung hai mắt nhìn chóp mũi và ý tập trung ở nhân trung để thấy hơi thở ra vô – nếu bị nhức mắt do điều tiết mạnh thì có thể lâu lâu nhìn điểm nối thẳng từ mắt-chót-mũi xuống mặt sàn, hay nhìn thẳng tới trước mặt một lúc nhưng tâm thì vẫn gắn chặt vào điểm ở nhân trung. Nhờ đó mà bớt căng mặt, mà sức gom lại mạnh hơn là cứ nhìn chăm chăm vào chóp mũi.

Nín thở và tác ý thầm: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Tác ý xong thì đếm "Một". Để cơ thể hít vô thở ra một cách tự nhiên và theo dõi nhận biết hơi thở đi vô, rồi hơi thở đi ra. Chú ý kỹ luồng hơi đi vô khi hít vô, đi ra khi thở ra, cảm nhận biết luồng hơi thở đi ngang qua điểm ở nhân trung gần chân mũi (không được dẫn sự chú ý chạy theo hơi thở vào lồng ngực rồi từ lồng ngực chạy ra). Ngắn gọn là tập trung tinh thần, chú ý vào hơi thở đi vô, đi ra ngang qua nhân trung, hoàn toàn không lưu tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tâm phải tỉnh táo sáng suốt biết rất rõ và theo dõi kỹ từ lúc hơi thở bắt đầu đi vô cho đến khi hơi thở đi ra chấm dứt. (gọi là tĩnh giác nhận biết rõ hơi thở vô, ra).

Sau khi dứt hơi thở ra thì đếm ₡Hai? (đem ngay trước khi hít vô), và tiếp tục theo dõi hơi thở đi vô rồi đi ra như hơi thở số ₡Một?. Theo doi va đem như vay 5 lần. Sau mỗi 5 lần hít thở thì lại nín thở lập lại thầm câu tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Rồi lại đếm từ ₡Một? tới ₡Nam?. Chỉ nen hít thở nhẹ nhàng bình thường, lưu ý gom tâm biết rõ hơi thở đi ngang qua điểm nhân trung và đếm không lộn. Cứ đếm đủ 5 hơi, tác ý; không quên là đúng

Hơi thở chỉ dài vừa sức nghĩa là hơi thở như thế nào thì giữ như vậy, không nên thay đổi dài ra ngắn, ngắn ra dài; mạnh làm yếu đi, yếu làm mạnh lên. Không làm gì đặc biệt. Hãy để tự nhiên, không làm mất tự nhiên. Không thay đổi thói quen.

Nếu thấy câu tác ýHít vô tôi biết tôi hít vô; thở ra tôi biết tôi thở ra” dài, phải nín thở lâu, cảm thấy khó chịu thì tuỳ nghi cắt bớt cho ngắn để có thể nín thở tác ý mà không thấy thân có khó khăn gì. Thí dụ có thể tác ý như vầy “Hít vô. Thở ra” hay “Hít vô, tôi biết. Thở ra, tôi biết”. Nếu câu tác ý dài, cần nín thở lâu để tác ý cho hết câu, thì đến khi hít vô và thở ra sự chú tâm theo dõi hơi thở đi vô và hơi thở đi ra kỹ hơn, rõ sát hơn. Câu tác ý dù như thế nào, dài hay cắt ngắn bớt, khi tác ý xong, thì: Tâm theo dõi kỹ hơi thở đang hít vô, rồi hơi thở đang thở ra, từ lúc khởi động vô, kéo dài cho đến khi ngưng hít vô, rồi bắt đầu thở ra, kéo dài cho đến khi hết thở ra.

Nhớ phải giữ đúng 5 hơi thở vô ra tác ý một lần, đều đặn như vậy, không được đếm lố lên 6, 7. Chỉ khi thiếu tĩnh giác, bị quên, mới đếm thiếu, đếm lộn, đếm dư.

Khi mới tập thì chỉ nên tập từ 1 đến 5 phút, nghỉ 5 phút rồi tập tiếp. Khi nghỉ xả giữa hai lần tập thì ngồi thoải mái, không làm gì khác, không suy nghĩ gì nhiều. Trong khi tập phải kiểm soát xem cơ thể có trạng thái khác lạ khó chịu gì xảy ra không, như nặng đầu, nặng mặt, choáng váng, ù tai... Nếu có thì ngưng tập vì đó là hiện tượng ức chế tâm sinh rối loạn hệ thần kinh, cơ bắp.

Hãy luyện như vậy một thời gian cho quen thuộc, cho thuần thục ít nhất cũng một tuần lễ. Khoan thay đổi gì hết dù cái biết hơi thở không bị gián đoạn do tạp niệm xen vào trong thời gian 5 phút đó.

Một ngày tập luyện bốn thời: sáng, chiều, tối, khuya. Khi đang tập hơi thở mà cảm thấy sắp buồn ngủ thì đứng dậy đi. Thí dụ thời sáng con lưu ý thấy đúng vào một giờ nào đó trạng thái buồn ngủ xẩy tới thì trước lúc tới giờ đó, độ 1, 2 phút, con đứng dậy đi kinh hành. Kinh hành nhưng vẫn giữ pháp môn Định Niệm Hơi Thở. Đừng chờ cho đến khi buồn ngủ, ngủ gục rồi mới đứng dậy đi là quá trễ. Lúc đó đi mà tâm trí vẫn ở trạng thái mê mê, bước cao bước thấp, lủi qua lủi lại.

3.- Tập Hơi Thở Khi Ngồi Bị Buồn Ngủ

Trước khi cơn buồn ngủ tới thì đứng dậy đi nhưng tập thì giống như khi đang ngồi. Khi đó tâm bị phân ra vừa biết hơi thở mà cũng vừa biết bước đi. Phải tập như thế nào để tâm chỉ biết hơi thở thôi, chứ không để nó vừa biết bước đi mà cũng biết hơi thở.

Trước khi đi, phải tác ý: “Tâm phải biết hơi thở, không được biết bước đi!”, rồi mới tập trung vào hơi thở. Khi đi mà tập trung nhìn ở nhân trung thì khó đi, nên phải nhìn ra bên ngoài, hãy nhìn tới trước, trên đường đi kinh hành một khoảng độ 2 thước, nhưng tâm hoàn toàn tập trung vào hơi thở. Đó là điều thiện xảo?. Cứ moi lan thay tam bị phan ra vừa biết hơi thở, vừa biết bước chân đi thì nhắc câu tác ý để nó quay trở về với hơi thở. Vừa đi chậm chậm vừa nhiếp tâm vào trong hơi thở. Như vậy vẫn giữ đúng thời gian tập luyện hơi thở và đồng thời huấn luyện được pháp hướng tâm nữa.

Pháp Định Niệm Hơi Thở, đề mục 1 kết quả của nó chỉ là sự tĩnh giác thôi. Nhưng khi chuyển sự tĩnh giác đó qua kinh hành thì nó phụ trợ cho bước đi kinh hành để phá buồn ngủ. Khi đếm đến 6, 7 là bị quên, thiếu tĩnh giác. Không lộn là đã tĩnh giác. Khi đã được tĩnh giác trong hít thở rồi thì ứng dụng kết quả qua Chánh Niệm Tĩnh Giác tức đi kinh hành. Nhờ tĩnh giác đó mà đi càng được tỉnh. Vậy nên khi bị buồn ngủ, ngủ gật, hãy đi để động thân và dùng pháp tác ý để phá cho được. Khi luyện như thế sẽ có nội lực, dùng nội lực quét cho hết si, cho thật được tĩnh giác.

Con cứ đi tới đi lui nhưng vẫn tu tập Định Niệm Hơi Thở, vẫn dùng các câu tác ý của Định Niệm Hơi Thở mà tập. Các đề mục 1, 2, 3, đó mang lại kết quả ở trong tâm chứ không phải ở trong chỗ ngồi yên lặng. Ngồi chỉ là điều kiện để gom tâm cho dễ mà thôi, không phải ngồi để tâm thanh tịnh. Đi hoặc ngồi đều là điều kiện tốt giống nhau để tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là do chỗ xả tâm.

Giai đoạn này con cần luyện li dục li ác pháp ở trong tâm chứ không phải ở trong thân, cho nên đi hoặc ngồi không là vấn đề quan trọng, mà mục đích làm sao tập gom tâm cho được (tức an trú tâm vào hơi thở). Khi tập luyện tới thân thì giới là định, lúc đó con cần dừng một hành nào đó của thân. Thí dụ hành thân thuộc về tầm tứ, giờ muốn dừng nó thì mắt, tai, mũi, miệng không được hoạt động nữa. Pháp đó thuộc về thân thì bắt buộc thân phải ngồi, chứ thân đứng hay đi thì không làm sao tu tập được. Hành dừng thì thân làm sao đi được. Còn bây giờ pháp tu tập là cái tâm, con đi thì cũng tập luyện cái tâm, con ngồi thì cũng tu tập cái tâm. Hiểu như vậy thì không tập luyện sai đâu. Cứ ôm đúng pháp mà tu tập, khi đi cũng giống như khi ngồi. Cần phải tĩnh giác trong khi tập luyện.

4.- Phá Trừ Cảm Giác Tưởng

Trong người có hiện tượng gì lạ thì dùng ý thức tác ý cho nó hết. Bây giờ cần biết hơi thở vô và hơi thở ra, cứ 5 hơi tác ý và chỉ biết hơi thở thôi, không biết cảm giác nào khác.

5.- Cẩn Thận Khi Tập Luyện

Trong khi tập luyện có chướng ngại thì phải ngưng liền, tìm cách thay đổi cách tu tập. Đường tu tập cần phải kết hợp nội lực và ngoại lực mới thành tựu kết quả.

6.- Điểm Gom Tâm

Giai đoạn đầu cần tập gom tâm cho nên cần thiết có một điểm để gom tâm vào đó. Không có một điểm nhất định thì rất khó gom tâm. Điểm tại nhân trung thích hợp. Chỗ đó hơi thở đi vô đi ra đều phải đi ngang qua và nó nằm ngoài thân, khi gom tâm vào đó sẽ không trở ngại gì cho cơ thể. Khi gom tâm được và thuần thục thì sẽ có cảm tưởng như là hơi thở từ đó đi vào thân và từ đó đi ra ngoài. Phải bằng mọi cách làm cho tâm gom được trên tụ điểm nhân trung. Phần lớn người nào có thần kinh yếu mà gom như vậy sẽ bị nặng đầu. Phải gom tâm cho kỹ, cho chặt vào điểm đó trong suốt 30 phút. Cứ 5 hơi lại tác ý.

Điểm tại nhân trung chỉ sử dụng để gom tâm theo đề mục 1 và 2 hay 3 của Định Niệm Hơi Thở.

Đề mục 1 chỉ luyện một thời gian cho đến khi đếm không lộn là đã thuần thục nó, đi tới đề mục thứ 2 hay 3. Đề mục 2 hơi thở dài hay đề mục 3 hơi thở ngắn, thì tâm theo dõi độ dài, độ ngắn của hơi thở. Đề mục 4 cảm giác toàn thân thì tâm ở thân. Đề mục 6 cảm giác tâm hành thì tâm đã ở tâm rồi. Tất cả mọi đề mục, tâm đều ở những vị trí khác nhau, tâm đâu còn ở nhân trung nữa đâu. Như vậy tập luyện Định Niệm Hơi Thở, tâm không cố định ở một chỗ chung cho tất cả các đề mục.

Phải nương hơi thở vô ra chứ không phải chỉ biết hơi thở vô ra cho tất cả mọi đề mục.

Khi tu tập Định Niệm Hơi Thở, trong khi ngồi hít thở mà không cảm nhận hơi thở vô ra, trường hợp này cũng xẩy ra cho một vài người khi họ tu tập hơi thở một thời gian thì bỗng nhiên không thấy hơi thở nữa, mất hơi thở. Đừng quan tâm tới hiện tượng này. Có người muốn dán một miếng keo ở mũi để biết hơi thở vô ra. Làm như vậy sẽ tạo nên một sự ức chế tâm không đúng đâu. Cứ để tự nhiên. Chỉ cần nghĩ tưởng tâm bám ngay tụ điểm ở chỗ nhân trung đó và đừng quan tâm thấy biết hay không thấy biết hơi thở vô ra.

7.- Định Diệt Tầm Giữ Tứ

Nếu bị loạn tưởng, cách đó không thích hợp, thì cần thay đổi cách khác: Cũng nhìn chóp mũi, cũng tập trung chú ý vào tụ điểm ở nhân trung, cũng tác ý câu “Hít vô tôi biết tôi hít vô; thở ra tôi biết tôi thở ra”như thế, nhưng khi chú ý vào hơi thở thì tập luyện từng hơi. Hít vô thì ra lệnh hơi vô ₡Hít!?; thở ra thì ra lệnh hơi ra ₡Thở!?, ngay trước moi chang hít vo, mỗi chặng thở ra. Hít vô thở ra theo lệnh một cách rất tự nhiên, liên tục. Trong lúc đầu có bận tâm một chút xíu, nhưng sau khi quen thì sự ra lệnh và hít thở nhịp nhàng. ₡Một, Hít?, ₡Th?; ₡Hai. Hít?, ₡Th?; ₡Ba. Hít?, ₡Th?... thì se chu đong đieu phuc, nhiep phuc được tâm vào hơi thở qua tác ý. Đây là Định Diệt Tầm Giữ Tư

Sau khi không còn bị loạn tưởng, lúc đó con bỏ lệnh ₡Hít?, ₡Thở?, chỉ con tac y “Hít vo toi biet toi hít vo; thở ra tôi biết tôi thở ra”, theo dõi kỹ toàn bộ hơi thở vô ra của mỗi 5 hơi hít thở.

Đề Mục 2 Và Đề Mục 3: Hơi thở chuẩn là hơi thở bình thường

Khi luyện đề mục thứ 1 thuần thục, đếm hơi thở không lộn trong suốt thời ngồi thiền và thời nào cũng được như vậy là đã đạt được kết quả bước đầu của đề mục 1. Lúc đó, hơi thở sẽ thông suốt không bị chướng ngại và nó sẽ hiện tướng khi dài khi ngắn.

Không còn bám chỗ tụ điểm nhân trung nữa, chỉ quan sát hơi thở thôi. Theo dõi độ dài hay độ ngắn của hơi thở trong khi hít thở chầm chậm và hãy nhớ cứ mỗi 5 hơi thở tác ý một lần.

Đề mục số 2 Định Niệm Hơi Thở hít thở dài, hay số 3 hít thở ngắn là để giữ hơi thở ổn định, không được dài quá, ngắn quá mà phải theo đặc tướng. Hai đề mục này để giữ hơi thở ổn định. Khi biết được hơi thở đặc tướng, nghĩa là khi thấy hơi thở đó là an ổn, không có gì chướng ngại cho thân thì lấy hơi thở đó làm chuẩn. Từ đây giữ hơi thở duy nhất này mà tập luyện.

Đó là hơi thở bình thường. Người có tu tập mới biết hơi thở bình thường của mình.

Đề mục số 4: Cảm Giác Toàn Thân hay Cảm Giác Thân Hành

Sau khi đã có hơi thở chuẩn, hơi thở bình thường của đề mục số 2 hay 3 rồi, đã chủ động được nó, quan sát được nó, không cho nó thay đổi nữa, lúc bấy giờ mới qua đề mục 4. Trong đề mục này tụ điểm không còn trụ ở mũi nữa mà dời đi trùm khắp cơ thể. Tâm không bám vào đâu hết mà chỉ nương hơi thở vô ra và cảm nhận toàn thân.

Con nín thở tác ý “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Khi hít vô thì có độ rung động của thân theo hơi thở (dao động, máy động, phình xọp, nâng lên hạ xuống từng phần hay cả người,...), quan sát, hay cảm nhận, hay lắng nghe độ rung động hay cảm giác đó. Nương vào sự rung động của thân. Lúc hít vô cảm giác rung động từ trên đầu tới chân và lúc thở ra cảm giác rung động từ chân lên đầu. Dường như khi tập như vậy con thấy tâm theo hơi thở quét từ trên xuống dưới, rồi từ dưới lên trên. Tương tự như lấy mắt nhìn từ trên xuống dưới theo hơi thở vào, rồi ngó từ dưới lên trên theo hơi thở ra.

Dùng tâm quét suốt từ trên đầu xuống tới chân, rồi ngược lại từ chân lên đầu, xem có cảm thọ gì. Nếu không có cảm thọ gì thì đó là cảm thọ bất lạc bất khổ, còn nếu có cảm giác mát, lạnh, nóng hay đau nhức chỗ nào thì đó là cảm thọ khổ. Chỉ ghi nhận thôi, tức là biết thôi, không làm gì hết, có thế nào ghi nhận như vậy. Không cảm thấy gì hết, cũng không cảm nhận gì hết, thì ghi nhận không có. Thấy có cảm giác gì, cảm nhận gì thì ghi nhận có. Có lạc hay có khổ hay có không lạc không khổ. Chỉ tập thấy rất rõ ràng bất kỳ cảm giác nào của toàn thân. Bất kỳ hiện tượng gì, cảm giác gì xẩy ra tại đâu trên thân, từ đầu cổ xuống tay chân, thân mình, chỉ ghi nhận cảm giác đó, dù đó là cảm thọ gì.

Đó là cách ghi nhận cảm nhận. Mới đầu tập như vậy. Khi tập đã quen rồi thì sẽ cảm thấy như có một làn sóng chạy lên chạy xuống theo sự quét của tâm. Nhưng có người lại có cảm giác ngược hướng, hít vào thì có cảm giác luồng sóng chạy từ dưới lên trên, thở ra thì cảm giác luồng sóng đi từ trên xuống.

Nếu khi tác ý cảm giác thân hành và lúc hít vô thở ra cảm nhận cơ thể có nhịp rung nhè nhẹ nhịp nhàng, ăn khớp với chuyển động của hơi thở đi vào đi ra thì nương vào đó mà cảm nhận thân. Khi luyện đề mục 1 và đề mục 2 hay đề mục 3 có kết qua rồi thì có sự thanh tịnh nên lắng nghe sự rung động này dễ lắm.

Khi nhiếp phục tâm như vậy, vận dụng như vậy thì hao năng lượng, cho nên thời gian tập luyện phải ít, nghỉ phải nhiều. Nếu buồn ngủ, ngủ gật thì phải đi ngủ để phục hồi lại năng lượng đã tiêu hao.

Như vậy trong khi luyện đề mục này thì tâm di chuyển từng phần cơ thể hay trùm khắp thân, không còn bám ở chỗ mũi như trong khi tập luyện đề mục 1, 2 hay 3 nữa, và tập để biết được cách thức quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp trước khi thật sự tập luyện 4 Niệm Xứ sau này. Đến khi thực hành sự quan sát (tức giai đoạn ‘quán’) nếu trên bốn chỗ đó có đối tượng cảm thọ tham ưu gì thì phải dùng đề mục nào cho đúng với cảm thọ ở nơi đó để khắc phục đẩy lui.

Đề Mục Thứ 5: An Tịnh Thân. Đẩy Lui Cảm Thọ

Đề Mục Số 6: Cảm Giác Tâm Hành

Đề Mục 7: An Tịnh Tâm Hành

Các Đề Mục Thứ 8 Đến 17

Đề Mục Thứ 18 :Phá Buồn Ngủ

CĂN BẢN TU TẬP ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ

1.- Nhiếp Phục Và An Trú Tâm Vào hơi thở

Giai đoạn đầu, tập luyện Định Niệm Hơi Thở thời gian ít, chỉ 5, 10 phút thôi, đừng lâu, lâu hơn là ức chế. Trong khi 5, 10 phút đó phải tập thật kỹ, biết thật rõ ràng từng hơi thở để an trú cho được trong hơi thở, tức là nhiếp phục được tâm trong hơi thở. Bắt buộc chế ngự ₡trói? tam vao trong hơi thở vo, hơi thở ra. Vận dụng hơi thở như thế nào để phù hợp với cơ thể của con, đừng để mệt nhọc (thiếu oxy); phải như cách thức của người quay chỉ, không quay nhanh quá hay chậm quá để sợi chỉ không quá săn hay chùng lơi. Làm sao khéo léo sử dụng hơi thở đúng với cơ thể.

Khi tập luyện đã trải qua thời gian lâu rồi thì cũng phải đứng dậy nghỉ xả một lúc ngay khi vừa mất tĩnh giác, có vọng niệm, quên đối tượng đề mục.

Từng hơi thở vận dụng sự tập trung chú ý rất nhiệt tâm thì sẽ đạt được kết quả nhiếp tâm. An trú có nghĩa làkhông một niệm nào xen vào trong hơi thở.

Tập luyện cho có chất lượng trong 5 phút rồi xả nghỉ 5 phút, 3 phút xong tập lại 5 phút khác. Tập luyện vừa đủ thời gian cho mỗi pháp môn là 30 phút nghỉ xả. Mà cũng có thể không nhất thiết đủ thời gian 30 phút bó buộc, chỉ tập vừa sức thôi; thấy mệt là nghỉ, thấy còn khoẻ mới tập luyện.

Tập 1 phút phải có chất lượng một phút, nghĩa là không có một niệm nào xen vào trong khi biết hơi thở. Tâm nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu, chỉ duy nhất biết hơi thở ra vô một cách tự nhiên liên tục không đứt đoạn trong suốt thời gian 5 hơi thở. Mục đích của đề mục 1 là nhiếp phục tâm (tức tâm bám thật kỹ từng hơi thở) và an trú được tâm trong hơi thở (tức không có một niệm nào xen vào trong khi biết rõ sát hơi thở).

Sau khi theo dõi nhiều lần 5 hơi thở trong 5 phút đã quen, không bị gián đoạn, không bị quên thì tăng lên dần nhưng không được lâu quá 30 phút, nghĩa là theo dõi biết hơi thở liên tục không bị đứt đoạn do có niệm khác xen vào làm quên niệm hơi thở trong thời gian đó.

Nếu trong toàn thời gian 30 phút mà đếm không lộn lần nào, cứ 5 hơi thở tác ý, chú tâm theo dõi sát suốt từ đầu đến cuối từng hơi thở vô ra đều đặn, lúc nào cũng biết rõ hơi thở vô hơi thở ra, không có niệm nào khác, như vậy là đã luyện đạt được đề mục số 1 này. Tức đã nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở được.

Đích chánh của giai đoạn này là phải nhiếp phục và an trú được tâm trên thân hành, lúc đi cũng như lúc ngồi hít thở.

2.- Chọn Đề Mục Nhiếp Tâm

Bốn đề mục Định Niệm Hơi Thở số 1, 2, 3 và 4 chỉ nhằm để nhiếp phục cho được tâm. Nếu đề mục thứ nhất chưa đạt được nhiếp phục thì tập đề mục thứ hai hay thứ 3; tập đề mục thứ hai hay thứ 3 chưa đạt thì tập đề mục thứ 4. Không phải bốn đề mục này là bốn giai đoạn tu tập, mà chỉ để xác định đặc tướng người tu tập thích hợp với đề mục nào trong việc nhiếp phục tâm thì họ lấy đề mục đó mà tập luyện nhiếp cho được.

Một trong 4 đề mục, hợp với đề mục nào thì chuyên tập luyện ở đề mục đó cho đến khi thuần thục trong việc nhiếp phục và an trú tâm. Đề mục nào dù nhiếp phục được tâm nhưng gây chướng ngại trên thân thì phải bỏ. Đề mục thứ 4 là cảm giác toàn thân. Mới vào tập mà nhiếp phục tâm được bằng cảm nhận cảm giác thì tốt; nếu không được thì phải nương theo tác ý ở trong đề mục để cảm nhận. Đó là thiện xảo.

3.- Khi Nhiếp Tâm Vào Trong Hơi Thở

Khi nhiếp phục tâm vào trong hơi thở rồi thì có sức tĩnh giác rất cao. Việc đầu tiên khi tu tập thiền định là phải nhiếp phục cho được tâm trong hơi thở.

Khi nhiếp tâm vào hơi thở được sung mãn thì sức tĩnh giác quá cao rồi, quá siêu rồi, vì vậy mà khi hít vô, cảm giác khắp thân rất dễ dàng. Chỉ người tu tập tới mức đó mới biết chứ người ngoài đời nghe chỉ tưởng thôi.

Tới đề mục 4&5 buông tụ điểm nhân trung ra, không còn bám ở tụ điểm đó nữa. Khi tác ý “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô” thì chỉ biết hơi thở hít vô trong khi cảm thấy toàn thân an ổn, chứ không tìm an ổn chỗ nào hết. Phải tập nhiếp phục tâm cho tới khi thật sự đã thuần quen với hơi thở thì tự nhiên có cảm giác toàn thân đó.

“Nương vào hơi thở” là nhiếp tâm vào trong hơi thở, cho nên tâm không còn bám vào duy nhất một chỗ nào nữa vì bám ở đâu thì chỉ biết ở đó thôi. Tâm không bám ở đâu cho nên khi hít vào tác ý bảo an tịnh thì thấy từ trên đầu xuống tới chân có cái gì an cả một vùng không gian chứ không phải chỉ an trong thân này thôi. Không khí cũng không còn nóng lạnh gì hết, toàn bộ an. Cả cái thân bây giờ đau nhức mà tác ý bảo ₡An tịnh!? thì no cung an luon, khong con thay đau nữa.

Nếu nhiếp phục tâm được cả ở trong hơi thở và ở trên bước đi thì mới bảo chứng được rằng đã nhiếp phục được tâm, vì cả hai thân hành, thân hành nội và thân hành ngoại, đều nhiếp phục tâm được hết.

4.- Thực Hành An Trú Tâm vào Hơi Thở

Chỉ khi nhiếp phục được tâm thì mới đủ điều kiện để an trú tâm.

Nếu trong 5 phút ngồi biết hơi thở vô ra nhẹ nhàng tự nhiên, không thất niệm, không có tạp niệm, hay khi đi cũng thấy từng bước đi kinh hành rõ ràng, không bỏ sót động tác nào của chân, chỉ cần kéo dài đúng 5 phút là đủ điều kiện để thân an trú rồi.