Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

THIỀN ĐỊNH XẢ TÂM - THIỀN HƠI THỞ

 DẠY TU THIỀN ĐỊNH XẢ TÂM

Sự tu hành cần thiết nhất là phải cố gắng giữ gìn một hơi thở có chất lượng, không cho một niệm vọng tưởng xen vào trong khi tu tập.

01 PHM HNH CA NGƯỜI TU THIN

1- PHẠM HẠNH CỦA NGƯỜI TU THIỀN

Phải sống đúng giới hạnh của người tu thiền. Tu thiền định không phải chỉ có biết tu thiền định mà thôi mà còn phải tu tập giới Đức, nếu không tu Giới đức thì không đúng con đường tu hành thiền định của Đạo Phật, Đạo Phật gọi tu giới, là tu phạm hạnh.

2- MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM ĐỂ TU TẬP RÈN LUYỆN ĐỨC HẠNH

Phải cố gắng tập trung tư tưởng đối với hơi thở từng giây từng phút, chú ý rất cẩn thận và rất thận trọng, không được để một giây, một phút lơ là.

Trong khi tu tập thiền hơi thở không được để tâm xao lãng dù chỉ một giây, phải tập tỉnh giác suốt thời công phu, thận trọng hết sức mình.

Muốn tu thiền định phải trang bị cho mình một tín lực.

3- HƯỚNG DẪN PHÁP MÔN “MỘT” HƠI THỞ CHO NGƯỜI MỚI TU

Bây giờ quý Phật tử đã ngồi xong. Bắt đầu hít vô một hơi thở mạnh, và sâu đến khi nào không còn hít vô được nữa mới thôi, nương theo hơi thở này xương sống nâng lên thẳng đứng, giữ xương sống thẳng đứng này, ở tư thế này rồi từ từ thở ra cho hết.

Khi thở ra hết vẫn giữ tư thế ngồi thẳng xương sống, nhìn phía trước mặt cách chỗ ngồi 8 tấc, chú ý tại nơi hai lỗ mũi, biết rõ hơi thở hít vô, thở ra, cảm giác hơi thở và sự vận dụng hít vô, thở ra của mũi, cổ, ngực, và bụng.

Hãy lấy hơi thở đã chọn để tu tập, lực hơi thở và sức lực nhiếp tâm của Quý Phật tử.

Hít vô, thở ra, đếm “MỘT”.

Đếm xong “MỘT” nghỉ nửa phút.

Nghỉ xong nửa phút bắt đầu hít vô, thở ra đếm “MỘT’. Đếm xong “MỘT” nghỉ nửa phút, và cứ tiếp tục tu như vậy cho đến khi đúng 30 phút rồi xả nghỉ.

Suốt trong thời gian tu 30 phút, quý Phật tử luôn giữ tư thế ngồi kiết già, lưng thật thẳng, không nhúc nhíc, không động đậy.

Quý Phật tử cần nhớ kỹ chỗ này: ĐẾM “MỘT” MÀ THÔI, KHÔNG ĐƯỢC ĐẾM “HAI”, “BA”, “BỐN”, “NĂM”. Đây là Pháp môn tu một hơi thở cho người kém sức tập trung. Đây phải nói là trình độ tu thấp nhất của pháp môn hơi thở.

Sự tu hành cần thiết nhất là phải cố gắng giữ gìn một hơi thở có chất lượng, không cho một niệm vọng tưởng xen vào trong khi tu tập. Còn hoàn toàn trong khi giờ nghỉ, có vọng tưởng hay không vọng tưởng cũng không sao, đều tốt tất cả.

4- TU HÀNH KHÔNG PHẢI LÀ DIỆT VỌNG TƯỞNG

Ở đây chúng ta chỉ ức chế vọng tưởng để nhập định, vì có ức chế vọng tưởng mới làm chủ được vọng tưởng.

5- HƯỚNG DẪN TU TẬP HƠI THỞ CHO NGƯỜI ĐÃ TU LÂU

Bắt đầu: Quý Phật tử hãy ngồi kiết già, ngồi thẳng xương sống, mặt nhìn phía trước cách chỗ ngồi 8 tấc, hai mắt nhìn chóp mũi, chú ý nơi hai lỗ mũi, chỗ hơi thở ra, vào.

Hít vô một hơi thở mạnh và sâu, rồi từ từ thở ra cho hết.

Khi quý Phật tử thở ra xong đếm “một”.

Đếm “một” xong quý Phật tử hít vô, thở ra đếm “hai”.

Đếm “hai” xong quý Phật tử cẩn thận chú ý hơi thở thứ ba bắt đầu hít vô, thở ra đếm “ba

Đếm “ba” xong chú ý hơi thở thứ 4. Bắt đầu hít vô, thở ra đếm “bốn”.

Và cứ như thế hít vô, thở ra đếm đến 100 hơi thở, rồi nghỉ 10 phút.

Phật tử hãy chú ý. 100 hơi thở này hoàn toàn phải ức chế vọng tưởng, không để một niệm vọng tưởng xem vào, được như vậy mới gọi là 100 hơi thở có chất lượng.

Nghỉ 10 phút, quý Phật tử vẫn giữ nguyên tư thế ngồi, không được động thân, không được thay đổi vị trí, trong thời gian nghỉ 10 phút quý Phật tử không được kìm tâm, giữ tâm mà hãy thả lỏng tâm, có vọng tưởng cũng tốt, không vọng tưởng cũng tốt.

Trừ khi bị hôn trầm, thì quý Phật tử đứng dậy đi kinh hành.

Nghỉ xong 10 phút quý Phật tử tu trở lại 100 hơi thở, thở ức chế hoàn toàn không vọng tưởng rồi xả nghỉ 10 phút, tu như vậy cho đúng 30 phút rồi mới xả nghỉ luôn.

6 - PHẢI ỨC CHẾ ĐƯỢC VỌNG TƯỞNG TRONG THỜI CÔNG PHU

Khi nào ổn định được hơi thở thì sẽ nhiếp tâm tu hành dễ dàng không còn có một niệm vọng tưởng xen vào.

Tu tập 100 hơi thở mà quý Phật tử vẫn còn vọng tưởng thì hãy lùi lại 80, 60, 40, 20, 10, 5, 1 hơi thở; khi lui lại 10 hơi thở thì chỉ nghỉ 1 phút mà thôi.

Tu 1 hơi thở mà còn có vọng tưởng thì phải hướng tâm nhắc chừng “”, tức là hít vô, “ra” tức là thở ra.

02 - THIỀN XẢ TÂM

1- THIỀN XẢ TÂM

Đạo Phật chỉ tu tập tĩnh giác, hay là tỉnh thức để rồi nhân cái tâm tỉnh thức đó mà xả cái tâm của mình, tức là xả cái tham, sân, si phiền não làm cho cái đời sống của mình nó không còn đau khổ nữa, không còn giận hờn, phiền não, chứ không phải đi vào trong cái sự tĩnh lặng.

Chánh niệm là cái niệm không có đau khổ, không có giận hờn, phiền não, cái đó gọi là chánh niệm. Chứ không phải là chúng ta ở trong cái niệm hơi thở gọi là chánh niệm, mà nương cái niệm hơi thở để xả cái tâm của chúng ta, làm cho cái tâm chúng ta trở về cái chánh niệm

2.ĐỨNG LẠI THÌ CHÌM XUỐNG, TIẾN TỚI THÌ TRÔI DẠT, CHỈ CÓ VƯỢT QUA

3.TU TẬP LÀM CHỦ TÂM TRƯỚC, RỒI LÀM CHỦ THÂN SAU

Giải quyết được cái tâm mình giải thoát rồi thì chúng ta mới giải thoát được cái thân. Bởi vì cái tâm mà không giải thoát được thì cái thân không giải thoát được.

Giận hờn, buồn rầu, sợ hãi, lo lắng thì đó là cái thọ của cái tâm Phật gọi là “ưu”. Cái “não” là phần đau khổ của cái thân. “Não” là cái chân nó nhức, cái đầu nó nhức, cái bụng nó nhức, cái tay nó đau, đó là não, nó làm cho chúng ta đau khổ của cái thân.

Mục đích chúng ta giải quyết cái khổ, cái đau khổ của cái tâm, làm sao cho tâm hết phiền não đau khổ. Do đó hàng ngày chúng ta mới nhắc: “Tâm như cục đất, đừng có phiền não, đừng có tham, sân, si, đừng có thương tiếc, đừng có hận thù, tất cả những cái đó là những cái đau khổ”. “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. hoặc là chúng ta nhắc: “Quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành, quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành

Thân Hành Niệm, chúng ta tu tập ở trong các hành động của thân để mà xả cái tâm, lấy cái hành động của thân để mà xả cái tâm, cho nên luôn luôn nương theo cái hành động của cái thân làm cho tâm nó tỉnh thức để mà nói nhắc nó xả.

Tâm nó được yên ổn. Nó giải thoát rồi thì nó thanh tịnh, nó không còn giận hờn, phiền não, nó không còn tham muốn, thì bắt đầu sẽ dùng cái pháp hướng để mà nhắc nó, để mà tịnh chỉ các cái khổ đau của cái thân, tức là cái ưu, não của cái thân thì bây giờ cái thân đau thì mình nhắc làm cho cái thân nó không còn đau đớn nữa, tức là tu tập những loại thiền định làm chủ thân.

4.TU TẬP VỪA SỨC THEO ĐẶC TƯỚNG

5.TU TẬP XẢ TÂM CHỨ KHÔNG PHẢI ỨC CHẾ THÂN TÂM - TU VỪA SỨC

6. GIỮ ĐỘC CƯ KHÔNG NÓI CHUYỆN - KHÔNG NÊN ĐỌC KINH SÁCH NGOẠI ĐẠO

7.HẠNH ĐỘC CƯ

03 - THIỀN XẢ TÂM B

1. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA THIỀN ĐỊNH LÀ ĐỘC CƯ

Bí quyết thành công của thiền định của Đạo Phật, tức là độc cư, sống trầm lặng, sống một mình thì may ra chúng ta mới dùng pháp hướng như cái lý của đạo mà tác cái ý ra, để làm cho nó thấm nhuần tâm hồn chúng ta để xả ly tham, sân, si.

2.TU TẬP ĐÚNG LÀ THẤY KẾT QUẢ NGAY LIỀN

3.PHÁ HÔN TRẦM - PHẢI CHIẾN ĐẤU HẾT SỨC

4.THIỀN XẢ TÂM

Thiền định đó nó luôn luôn nó ở trong cái tỉnh giác để nó giữ cái chánh niệm, chứ không phải nó luôn luôn nó ở trong cái tỉnh giác rồi nó ở trong tỉnh giác luôn. Thì nó đâu có chánh niệm nữa, nó cứ tỉnh giác không thì cái niệm chánh nó đâu. bởi vì luôn luôn mình giữ tâm mình ở trong cái tỉnh giác, cho nên mình bị ức chế tâm, đâu có cái niệm chánh đâu cho nên làm sao xả. Còn mình ở trong cái niệm chánh thì tức là mình sẽ xả được cái tâm, cho nên gọi là Thiền Xả Tâm

Khi cái chánh niệm còn thì làm sao niệm vọng tưởng xen vô, phải không? bởi vì luôn luôn: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Thở ra hít vô tức là tỉnh thức ở trong hơi thở; để ly tham, ly sân là chánh niệm.

Cái pháp hướng người ta vừa nhắc tỉnh thức, vừa là chánh niệm nó luôn xả, hai cái phần nó rõ ràng. Cho nên thỉnh thoảng 5, 10 hơi thở thì ta lại nhắc nó một lần. Cho nên suốt cái thời gian 10 phút hay là 30 phút mà luôn luôn tu như vậy, thì hàng ngày mà nỗ lực tu như vậy cái tâm nó xả ly biết bao nhiêu không?

Còn bây giờ chúng ta cứ ngồi im lìm ở trong hơi thở rồi hễ có một niệm gì xen vào thì cho nó là vọng tưởng, tác ý ra cái pháp hướng cũng cho nó là vọng tưởng thì như vậy là chúng ta tu thiền gì, thiền ức chế tâm, chứ không phải là thiền xả tâm.

5.LÀM CHỦ THỜI GIAN THEO ĐÚNG THỜI KHÓA ĐỀ RA - TU TẬP VỪA SỨC

Nhiếp trong hơi thở để mà tập xả tâm bằng cách quán ly tham, ly sân, ly si. Hoặc là quán tâm như cục đất, thì phải chọn cái thời gian ngắn, đừng có để tạp niệm xen vô, để mà thất niệm của mình.

6.MỤC ĐÍCH TU TẬP TỈNH THỨC TRONG MỌI HÀNH ĐỘNG

Quán ly tham tôi biết tôi chặt củi, quán ly tham tôi biết tôi quét sân”, thí dụ mình đang quét thì mình ngay đó mình ly tham, ly sân, ly si. Bởi vì lấy tỉnh thức của cái hành động đó để mà xả cái tâm.

Tỉnh thức để xả tâm, chứ tỉnh thức để tỉnh thức có nghĩa lý gì?

Chánh niệm là cái niệm mà xả tâm của chúng ta mà ly tham, ly sân, ly si. Người tu thì luôn luôn giữ chánh niệm tức là cái niệm xả tâm của mình.

7.TU TẬP PHẢI CÓ VẤN ĐẠO

8.LỜI NÓI ĐẦU (ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 4)

Cứ ngồi giữ cái tâm của mình, biết hơi thở ra, hơi thở vô này, không có vọng tưởng này, thì ngay đó là thiền ức chế tâm rồi, chứ nó đâu phải là cái thiền xả tâm, xả sao nó không kèm theo một cái niệm xả, mà nó cứ giữ cái tâm,không có cho cái niệm gì hết, thì tức là ức chế tâm

Bắt đầu tu tập từng bước một, nhớ, tu tập từng bước một, không có vội vàng, không có muốn mà tu một nửa tiếng hay hoặc 1 tiếng, 2, 3 tiếng đồng hồ đâu, không có vội vàng, tu từng hơi thở, từng 1 hơi thở rồi cho đến nhiều hơi thở, rồi từng bước đi kinh hành, từng 1 bước cho đến 10 bước đi kinh hành…

Lấy tâm nương hành động của thân nội và ngoại tập tỉnh thức chánh niệm, để xả dục, xả ác pháp, tránh không đi vào trạng thái tĩnh lặng, ức chế tâm mà đi vào trạng thái đoạn diệt tâm tham, sân, si khiến cho tâm thanh thản, an lạc và vô sự để đi vào trạng thái thanh tịnh bất động tâm, tức là định của Đạo Phật.

04 - THIỀN CỦA ĐẠO PHẬT

1-NHẬP SƠ THIỀN- ĐỜI SỐNG CỦA TU SĨ

Muốn nhập Sơ Thiền, tâm ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp thì tâm không phóng dật, tâm không phóng dật tức là tâm giải thoát. Đó là giải thoát được những gì? Giải thoát được đời sống của chúng ta.

2-NGŨ LỰC

Nói về Tín lực - lòng tin của chúng ta thì có Tứ Bất Hoại Tịnh. Tứ Bất Hoại Tịnh là Pháp môn gì? Tin Phật, Tin Pháp, Tin Tăng và Tin Giới.

Tấn Lực: là pháp ngăn ác diệt ác, sang thiện tăng trưởng thiện. Tấn Lực là cái sự siêng năng, tinh tấn hết sức mình trong pháp này để thực hiện được tâm ly dục ly ác pháp.

Niệm lực là gì? Đức Phật xác định Niệm Lực là Tứ Niệm Xứ. Trên Tứ Niệm Xứ: trên thân quán thân tu về nhân tướng, đó là Định Vô Lậu. Tu về hành tướng nội là hơi thở, Định Niệm Hơi Thở; về hành tướng ngoại tức là Tĩnh giác chánh niệm định. Đó là ba cái loại định ngăn ác diệt ác để hỗ trợ cho Tứ Chánh cần thực hiện Định tư cụ.

3-TRIỆU CHỨNG CỦA NGƯỜI GẶP PHÁP TƯỞNG

Tâm Thức của chúng ta chứ không phải dẫn ý thức hay hoặc là lục thức mà đến Tam minh được.

05- THIỀN HƠI THỞ

1- Ổn định một hơi thở.

2- Giờ giấc tu hành.

3- Cách thức nhiếp tâm.

ỔN ĐỊNH HƠI THỞ

* Mới bắt đầu tu tập hơi thở quý Phật tử chỉ tập làm quen một hơi thở, nhận rõ một hơi thở, và lúc nào thở cũng đúng hơi thở đó, đó là cách tập luyện thứ nhất.

* Cách tập luyện thứ hai: quý Phật tử tập luyện biết cách giữ được một hơi thở không thay đổi.

* Cách tập luyện thứ ba: quý Phật tử tập luyện cách sử dụng hơi thở.

Khi tập luyện ba cách này được thuần thục tức là quý Phật tử đã ức chế được vọng tưởng, bấy giờ chỉ còn đợi thời gian trong quá trình tu tập là quý Phật tử nhập An chỉ định đầu tiên.

Thì khi chúng ta làm chủ được tâm chúng ta bằng sợi dây hơi thở thì chúng ta sai khiến tâm mình, thân mình như sai khiến con trâu vậy.

* Muốn ổn định được hơi thở thì phải lần lượt tập luyện theo ba cách dưới đây:

1- Phải biết rõ hơi thở nào của mình ức chế được vọng tưởng.

2- Làm cách nào để giữ gìn hơi thở không cho thay đổi.

3- Phải ổn định tư thế ngồi trước khi tu luyện hơi thở.

* Muốn thực hành thiền định trong pháp môn hơi thở thì phải biết rõ hơi thở nào của mình ức chế được vọng tưởng.Ở đây có hai cách:

1- Phải biết rõ lực của hơi thở mình đang nhiếp tâm.

2- Phải biết rõ sức lực của mình nhiếp tâm, trong một ngày một đêm chia làm 4 thời mỗi thời 30 phút.

PHẢI BIẾT RÕ HƠI THỞ NÀO CỦA MÌNH ỨC CHẾ ĐƯỢC VỌNG TƯỞNG

1-Muốn biết rõ lực của hơi thở của mình đang nhiếp tâm ức chế được vọng tưởng thì cần phải chọn hơi thở cho phù hợp với cơ thể của mình để luyện tập dễ dàng. Hơi thở chọn là hơi thở phải đủ lực mới ức chế được vọng tưởng. Ức chế được vọng tưởng phải tính sức lực của hơi thở và thời gian tu tập hơi thở đó.

Tính sức lực của hơi thở để mọi người tu được bắt đầu, đó là một hơi thở. Một hơi thở là sức tối thiểu cho người yếu sức tập trung. Còn mức tối đa cho người có sức tập trung giỏi là 100 hơi thở.

Còn hơi thở nào suốt trong thời gian một ngày, một đêm tu tập chia làm 4 thời mỗi thời 30 phút, khi tu tập có thời không vọng tưởng, có thời có vọng tưởng thì hơi thở đó chưa được gọi là hơi thở có lực ức chế tâm. Vậy quý Phật tử phải chọn hơi thở khác.

2- Phải biết rõ sức lực của mình nhiếp tâm, trong một ngày một đêm chia làm 4 thời mỗi thời 30 phút.

Thở một hơi thở tập trung tâm rất kỹ trong hơi thở đó rồi đến “một”, đếm xong nghỉ nửa phút. Nghỉ xong nửa phút rồi tiếp tục thở 1 hơi thở nữa. Rồi nghỉ một nửa phút. Cứ thở và nghỉ như vậy cho đến khi đúng 30 phút mới xả thiền. Hoàn toàn trong 30 phút tu tập hơi thở cố giữ gìn không có một niệm vọng tưởng xen vào. Còn nửa phút nghỉ trong khi tu xong một hơi thở, lúc nghỉ có vọng tưởng cũng được, không vọng tưởng cũng được.

Thấy sức tập trung của mình có khá hơn thì nên tu tập 2 hơi thở. Cách tập như thế này: Hít vô, thở ra đếm “một”. Rồi tiếp tục bắt đầu tiếp tục “hít vô, thở ra” đếm “hai”, đếm xong nghỉ nửa phút. Sau khi nghỉ xong một nửa phút bắt đầu tu trở lại.

Hít vô, thở ra đếm “một”,

Hít vô, thở ra đếm “hai”,

Đếm xong “hai” nghỉ một nửa phút.

Cứ như vậy mà tu tập cho đúng 30 phút rồi xả thiền nghỉ. Nhiếp tâm như vậy trong bốn thời công phu một ngày, một đêm thời nào cũng không có vọng tưởng xen vào.

Nếu quý Phật tử thấy mình có sức tu tập khá hơn thì nên tu 3 hơi thở:

Hít vô, thở ra đếm “một

Hít vô, thở ra đếm “hai”,

Hít vô, thở ra đếm “ba”,

Đếm xong nghỉ nửa phút.

- Nếu thấy sức của mình tập trung khá hơn, thì quý Phật tử nên tu 4 hơi thở, cách thức đếm và tu cũng như tu 3 hơi thở vậy.

- Nếu thấy sức của mình tập trung khá hơn, thì quý Phật tử nên tu 5 hơi thở, cách thức đếm và tu cũng như tu 4 hơi thở vậy.

- Nếu 5 hơi thở thấy có vọng tưởng còn xen vào đó là sức nhiếp tâm trong 5 hơi thở chưa đủ sức. Quý Phật tử phải lui lại 4 hơi thở.

Nếu 4 hơi thở còn vọng tưởng thì lui lại 3 hơi thở.

Nếu 3 hơi thở còn vọng tưởng thì lui lại 2 hơi thở.

Nếu 2 hơi thở còn vọng tưởng thì lui lại 1 hơi thở.

Nếu 1 hơi thở còn vọng tưởng tu 1 hơi thở nghỉ 1 phút.

Nếu nghỉ 1 phút còn có vọng tưởng thì nghỉ 2 phút.

Muốn biết hơi thở nào ức chế được vọng tưởng thì quý Phật tử hãy căn cứ vào mức hơi thở bình thường lấy làm chuẩn, từ đó quý Phật tử thở hơi thở mạnh và nhanh hơn 1 chút, rồi thử nhiếp tâm trong 1 phút, nếu 1 phút mà ức chế được vọng tưởng thì tiếp tục tu phút thứ 2, nếu phút thứ 2 nhiếp tâm được nghĩa là không có vọng tưởng xen vào thì tiếp tục tu phút thứ 3, thứ 4, thứ 5 và thứ 6, và suốt 30 phút không có vọng tưởng.

Tu trong 4 thời công phu, sáng, chiều, tối, khuya, mà thấy không có một niệm vọng tưởng xen vào trong mỗi thời công phu, thì biết đó là hơi thở ức chế được tâm mình. Còn có khi có vọng tưởng, có khi không vọng tưởng thì quý Phật tử phải thở hơi thở mạnh hơn hơi thở đó một chút.

Tu tập cho đến chừng nào nhập Định an chỉ mới thôi.

GIỮ GÌN HƠI THỞ KHÔNG THAY ĐỔI.

06. THAM VẤN NHẬP SƠ THIỀN 2001

A- VẤN ĐẠO: TRẠNG THÁI SƠ THIỀN, CÁCH THỨC TU SƠ THIỀN

Ly dục, ly ác pháp để cho cái tâm chúng ta nó lìa những cái tâm tham, sân, si đó mà nó trở về nó định trên hơi thở gọi là tâm không phóng dật.

Cái si hết thì tham, sân nó sẽ hết.

B- VẤN ĐẠO TỨ CHÁNH CẦN VÀ TỨ NIỆM XỨ

1 - TỨ CHÁNH CẦN

a- TỨ CHÁNH CẦN LÀ GÌ?

b - PHƯƠNG PHÁP TU TỨ CHÁNH CẦN

Tu Định Niệm Hơi Thở để mà cái tâm mình nó luôn nó tập trung ở trong cái hơi thở mà nó không khởi cái niệm tức là ngăn cái niệm ở trong đầu của mình.

Sống độc cư là mình ngăn các ác pháp. Rồi bây giờ mình ngăn cái đầu của mình nó không khởi niệm thì mình phải tập trung nó vào trong cái hành động đi, đứng, nằm, ngồi của mình để mình ngăn các pháp ác, đó là cái phương pháp ngăn.

Mà nó đã khởi ra một cái niệm thì phải diệt, tức là ngăn rồi diệt.

Tứ Chánh Cần là siêng năng làm sao cái phước vô lậu của chúng ta càng ngày càng tăng trưởng, Thanh thản, An lạc, Vô sự.

Tứ Chánh Cần ở trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp mà nó thực hiện cho nên gọi là Tứ Chánh Cần tu trên Tứ Niệm Xứ, chứ không phải tu Tứ Niệm Xứ. Mà Tứ Chánh Cần tu trên Tứ Niệm Xứ. Ngăn ác ở đâu? Ngăn ác cho thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta.

2 - TU TẬP TỨ NIỆM XỨ TRÊN TỨ NIỆM XỨ

Tu Tứ Niệm Xứ là trên tứ niệm xứ của chúng ta, chúng ta quan sát tứ niệm xứ của chúng ta để rồi có một cái chướng ngại nào trên đó thì ngay đó chúng ta thấy vô thường, khổ, vô ngã, phải không? Mà thấy được vô thường, khổ, vô ngã thì tức là đẩy lùi được chướng ngại pháp trên thân của chúng ta, mà Đức Phật gọi là: “trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. Nó không còn tham, sân, si, nó không còn ưu phiền ở trên đó nữa, phải không? Đó là chướng ngại. Cho nên trong Tứ Niệm Xứ tu Tứ Niệm Xứ.

Và cái giai đoạn nào mà tu Tứ Niệm Xứ? Là cái giai đoạn phải ngăn ác, diệt ác hết rồi mới tu Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là quét những cái vi tế ở trên thân, thọ, tâm, pháp của nó chứ không phải còn cái thô mà quét được.

Người tu Tứ Niệm Xứ là cái người hoàn toàn phải thanh tịnh, ăn uống giới luật phải nghiêm chỉnh rồi. Ngăn ác, diệt ác lúc nào tâm cũng Thanh thản, An lạc, Vô sự thì bắt đầu họ ngồi tu Tứ Niệm Xứ thì họ không bị hôn trầm, thùy miên, vô ký. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ là sau khi tu Tứ Chánh Cần đã viên mãn.

Tu Tứ Niệm Xứ thì nó không có ngăn ác, diệt ác gì của nó hết, mà hoàn toàn là nó ở trên đó mà nó quét sạch những cái vi tế của nó thôi, cho nên nó phải rất tỉnh táo, chứ còn nếu mà nó còn si, nó còn ham ngủ thì không được.

Phải Thánh hạnh mới tu Tứ Niệm Xứ, còn cái phàm hạnh thì chưa tu Tứ Niệm Xứ được.

Tứ Niệm Xứ chỉ dùng pháp hướng khi có một cái niệm vừa chớm khởi là chúng ta đã thấy nó là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Kiết sử, là ái kiết sử hay là hữu tham kiết sử đều thấy ngay liền, thì ngay liền chỉ còn tác ý để mà đẩy lui chứ không bao giờ có được quán.

Quán tức là có sự suy tư, suy nghĩ ở trong đó, còn cái này thấy mặt. Ờ, đây là dục lậu hãy đi, chỉ tác ý như vậy rồi nó đi liền tức khắc, cho nên thân tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự. Còn bây giờ chúng ta phải suy tư quán thì tâm chúng ta bận công việc tư duy thì không còn an lạc. Cho nên Tứ Chánh Cần thì nó tu khác, mà Tứ Niệm Xứ thì tu khác. Cho nên nhanh chóng liền tức khắc khi có một cái niệm nào ngay đó đẩy lui liền tức khắc bằng cái phương pháp tác ý. Đó đó là cách thức tu của Tứ Niệm Xứ.

07. CHƯ ÁC MẠC TÁC

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành.

Tự tịnh kỳ ý.

Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện, tự cái tâm nó thanh tịnh.

Vậy cái niệm thiện là cái niệm gì? Hiện bây giờ cái tâm của mình nó khởi ra cái niệm gì nó cũng niệm ác hết.

Thanh thản là nó ở trong thiện pháp, mà thiện pháp thì tự tịnh kỳ ý. Thanh tịnh cái ý rồi, thì lúc bây giờ cái tâm của mình nó sẽ ở chỗ nào? Nó sẽ ở trên hơi thở. Bởi vì cái động dụng của cái thân của chúng ta là cái hơi thở.

Cho nên ví dụ như bây giờ mình đi nè, mình làm nè mà mình không khởi niệm gì hết, thì lúc bấy giờ nó ở đâu, nó ở trong cái hành động mình đang làm nè, phải không? Cho nên ngay đó là mình thấy, mà nếu mà mình sống như vậy đó thì mình có tu tập gì đâu.

Cho nên do đó mình ngăn ác và diệt ác, vì vậy mà cái tâm nó sẽ trở về với vị trí của nó là hơi thở; hoặc là mình đi mình biết mình đi, mình đứng mình biết mình đứng.

17 LỜI SÁCH TẤN CỦA THẦY

I- ƯỚC MUỐN

II - A LA HÁN CÒN BUỒN KHỔ

3.LÀM CHỦ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP - ĐỘC CƯ

Phòng hộ sáu căn là giữ gìn nó để khi nó tiếp xúc với vật gì thì nó không bị dính mắc, tiếp xúc vật gì nó không bị tham đắm, không bị tham mê, do đó gọi là phòng hộ chớ không phải nhiếp phục nó. Mà phòng hộ sáu căn giữ gìn không cho dính mắc, tức là độc cư.

4.TU TẬP PHẢI VỪA VỚI SỨC CỦA MÌNH

5.SÁCH TẤN

6.MỤC ĐÍCH TU HÀNH

Mục đích chúng ta tu hành là luyện cho mình có cái đạo lực, cái đạo lực là cái sức lực của đạo làm cho làm chủ được cái sống chết của mình, làm chủ được cái đời sống của con người chúng ta, chứ không phải là đi tìm một cái lạc khác hơn là cái lạc của dục lạc.

7.PHÂN BIỆT PHÁP HƯỚNG TRUYỀN LỆNH VÀ PHÁP HƯỚNG ĐIỀU KHIỂN

8.CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC - HUẤN LUYỆN TÂM GIAI ĐOẠN MỚI TU TẬP

Tĩnh giác chánh Niệm là cái niệm hơi thở, cái niệm đi, cái niệm làm công việc, cái niệm đó là cái niệm ở trên thân của chúng ta. Do cái thân hành đó mà chúng ta niệm theo cái thân hành đó mà chúng ta tu tập gọi là Chánh Niệm Tĩnh Giác.

9.TU PHẢI NHIỆT TÂM TRONG LÚC THỰC HIỆN THỜI KHÓA

10.TU HÀNH PHẢI NHIỆT TÂM, NHIỆT HUYẾT XẢ SẠCH TÂM

11.TU KHÔNG CẦN NHIỀU, TU ÍT MÀ ĐẠT ĐƯỢC CHẤT LƯỢNG

12.NĂM ĐIỀU KIỆN ĐỂ TU HÀNH THEO ĐẠO PHẬT

13.RÈN LUYỆN ĐẠO LỰC

14.ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐẠT CHẤT LƯỢNG MỖI THỜI TU

15.TU PHẢI ĐÚNG THỜI GIAN QUY ĐỊNH, PHẢI LÀM CHỦ TỪNG GIỜ PHÚT

16.ĐỊNH VÔ LẬU - LỢI ÍCH CỦA NGỒI KIẾT GIÀ LƯNG THẲNG

17.NGHĨA TÍN THỌ - PHÁP TÍN THỌ